Gỉ sét là gì? Gỉ sét là một hiện tượng xảy ra khi để sắt thép lâu ngày ngoài không khí, hoặc trong nước. Khi gỉ sét, ta thấy một lớp gỉ màu đỏ đóng bên ngoài sắt thép. Ví dụ như cây đinh gỉ sét.

Ở góc nhìn khác, gỉ sét chính là hiện tượng ăn mòn, phá hủy.
Đinh bị gỉ sét nặng nề sẽ dễ bị gãy đôi và không sử dụng được nữa. Cánh cổng sắt bị gỉ sét lâu ngày sẽ xuất hiện nhiều vết nứt và dễ rơi rụng.
Do đó, gỉ sét vốn không có lợi cho con người. Cần phải phòng tránh để bảo vệ đồ dùng, nhà cửa, công trình. Để tìm giải pháp phòng tránh, ta cần hiểu rõ bản chất của gỉ sét trước tiên.
Xem thêm sản phẩm: Chất tẩy gỉ B05 đánh bay gỉ sét thép kim loại
Bản chất của gỉ sét? Tại sao sắt, thép để lâu trong không khí thường bị gỉ sét?
Gỉ sét là việc sắt bị oxi hóa thành oxit sắt. Về hóa học, gỉ sét là một loạt các phản ứng hóa học xảy ra mà qua đó sắt (Fe) chuyển thành gỉ sắt Fe2O3 (ferric oxide) có màu đỏ hoặc Fe(OH)3 có màu từ vàng, nâu đậm đến đen nâu.
Phản ứng hóa học diễn ra trong quá trình gỉ sét
(Nếu bạn quan tâm về hóa học, bạn có thể tham khảo các phản ứng hóa học sau. Nếu nó quá khó, bạn có thể bỏ qua.)
Thực tế, gỉ sét là một chuỗi các phản ứng hóa học.
Trong môi trường bên ngoài, các chất (như sắt Fe và oxy O2) không tồn tại ở dạng nguyên chất, mà ở dạng hơi khác một chút. Cụ thể ở 2 phản ứng sau.
- O2 + 4 e− + 2 H2O → 4 OH−
- Fe → Fe2+ + 2 e−
Các phân tử oxy (O2) thường lấy thêm electron, còn các phân tử sắt (Fe) thường mất đi 2 electron.
Hai phản ứng trên là tiền đề cho các phản ứng sau. Ở dạng ion, Fe2+ tiếp tục phản ứng với oxy:
- 4 Fe2+ + O2 → 4 Fe3+ + 2 O2−
Đến đây, việc tạo thành gỉ sét (oxit sắt) mới thực sự diễn ra:
- Fe2+ + 2 H2O ⇌ Fe(OH)2 + 2 H+
- Fe3+ + 3 H2O ⇌ Fe(OH)3 + 3 H+
Hai phản ứng trên kéo theo các phản ứng khác:
- Fe(OH)2 ⇌ FeO + H2O
- Fe(OH)3 ⇌ FeO(OH) + H2O
- 2 FeO(OH) ⇌ Fe2O3 + H2O
Chính hai phản ứng cuối cùng tạo ra các lớp gỉ sét.

Kết luận về tốc độ gỉ sét của sắt trong nhiều môi trường khác nhau
Dựa vào chuỗi phản ứng trên cùng với kinh nghiệm thực tế, mình rút ra kết luận như sau:
- Trong điều kiện ẩm ướt (trên cạn), sắt dễ gỉ sét hơn trong điều kiện khô ráo.
- Trong môi trường nước (ngâm trong nước), sắt gỉ sét nhanh hơn trên cạn.
- Trong môi trường nước muối (ví dụ biển), sắt gỉ sét nhanh hơn môi trường nước ngọt.

Các kim loại khác có bị gỉ không?
Hiện tượng gỉ sét thường chỉ nói đến sắt. Khi nói gỉ sét, thì đó là sự gỉ sét của sắt. Các kim loại còn lại rất khó gỉ sét.
Vì sắt chiếm hầu hết thành phần trong các đồ dùng, vật dụng kim loại nên vấn đề gỉ sét là vấn đề của sắt.
Mặc dù, mỗi loại kim loại sẽ có mức độ oxi hóa khác nhau, nhưng ở điều kiện bình thường, chỉ có sắt dễ bị gỉ sét, các kim loại khác như đồng, bạc, vàng, chì, kẽm, niken, crom,… sẽ khó gỉ sét hơn nhiều.

Tác hại của gỉ sét đến cuộc sống của con người
Khác sắt nguyên chất, các loại oxit sắt không có tính liên kết với nhau. Do đó, hiện tượng gỉ sét dễ dẫn đến hiện nứt gãy. Cây đinh bị gỉ sét nặng sẽ không thể sử dụng được nữa.. Tấm sắt gỉ sét lâu ngày ngoài không khí sẽ rất dễ bị bẻ gãy.
Ở cấp độ lớn hơn, gỉ sét sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, làm suy yếu các công trình, nhà máy gây tốn kém chi phí bảo trì và sửa chữa.

Vậy chống gỉ sét như thế nào? Các phương pháp chống gỉ sét hiệu quả!
Chống rỉ sét là các biện pháp và kỹ thuật được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự ăn mòn của kim loại do tác động của oxi hóa và ẩm ướt trong môi trường. Rỉ sét là quá trình tạo ra oxit và hydroxit của kim loại, làm cho nó mất đi tính chất cơ khí và hóa học ban đầu.
Các phương pháp chống rỉ sét bao gồm sơn phủ, mạ, điện phân, bọc cách điện, bảo vệ hoá học và các biện pháp kỹ thuật khác. Sơn phủ và mạ là những phương pháp phổ biến nhất để ngăn chặn rỉ sét trên các bề mặt kim loại. Điện phân được sử dụng để tạo ra một lớp màng bảo vệ trên bề mặt kim loại. Bọc cách điện và bảo vệ hoá học là các phương pháp khác được sử dụng để bảo vệ kim loại khỏi rỉ sét.
Nguyên lý cơ bản của việc chống gỉ sét là: ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước và oxy.
Có 2 cách cơ bản: từ bên trong và từ bên ngoài.
- Ngăn rỉ sét từ bên ngoài: sơn, mạ lớp chống rỉ, quét dầu,…
- Ngăn rỉ sét từ bên trong: pha thêm crom, niken vào tạo thành hợp kim thép không gỉ.
Phương pháp ngăn rỉ sét từ bên ngoài
Sử dụng sơn, dầu mỡ chống gỉ
Có nhiều loại sơn, dầu, mỡ chuyên dùng để chống hoặc tẩy rỉ sét cho kim loại. Sơn, dầu hoặc mỡ có tác dụng ngăn nước, oxy tiếp xúc bề mặt, từ đó ngăn quá trình oxi hóa diễn ra.
Nếu kim loại được sử dụng ngoài trời, tiếp xúc gió mưa thì có thể dùng sơn. Nếu kim loại là linh kiện máy móc, phải chuyển động, ma sát với nhiều linh kiện kim loại khác thì có thể sử dụng dầu mỡ.
Mạ kim loại
Ngoài phương pháp trét, quệt, ta có thể sử dụng phương pháp mạ một lớp kim loại như kẽm, niken hoặc crom bên ngoài. Tương tự như sơn dầu mỡ, lớp kẽm, lớp mạ bên ngoài cũng có tác dụng ngăn oxi hoặc nước tiếp xúc với lớp kim loại bên trong.Để hiểu hơn về quá trình chống ăn mòn bạn có thể tìm hiểu ở đây!
Phương pháp ngăn rỉ sét từ bên trong
Sử dụng hợp kim thép không gỉ (pha thêm crom, niken trực tiếp vào trong sắt)
Thép không gỉ chính là một trong những phát minh của con người để chống lại sự gỉ sét của kim loại. Cốt lõi của thép không gỉ là thêm crom, niken trực tiếp vào trong thành phần của hợp kim.
Đầu thế kỷ 19, các nhà luyện kim đã tìm ra công thức luyện thép không gỉ. Đầu thế kỷ 20, inox 304 ra đời. Từ đó đến nay, thép không gỉ ngày càng phổ biến, nhu cầu không ngừng tăng.
Ngày nay, inox 304, inox 316 là một trong các loại inox phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất.
Có thể so sánh tương quan giữa hai phương pháp chống gỉ từ bên trong và bên ngoài qua hình ảnh sau:
Mùa đông lạnh, bạn có thể mặc thêm áo khoác để giữ ấm, hoặc cũng có thể rèn luyện, tập luyện thể dục để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể lên.
Kết luận
Rỉ sét là việc sắt bị oxi hóa thành các loại oxit sắt. Đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, rỉ sét gây hư hỏng cho các dụng cụ, vật dụng kim loại, làm giảm chất lượng công trình xây dựng, tốn kém chi phí,…
Để chống lại rỉ sét chúng ta có 2 giải pháp chính: từ bên ngoài (bằng cách, mạ hoặc quét thêm một lớp bảo vệ) và từ bên trong (sử dụng inox, thép không gỉ).
Mong là bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Hẹn gặp lại trong các bài sau!
https://athgroup.net/cac-loai-va-vai-tro-cua-phu-gia-trong-be-tong-bom-duoc | Các loại và vai trò của phụ gia trong bê tông bơm được – ATH Group |
https://athgroup.net/top-5-keo-cay-thep-chat-luong-tot-nhat-hien-nay | Top 5 Keo Cấy Thép Chất Lượng Tốt Nhất Hiện Nay – ATH Group |
https://athgroup.net/chong-tham-nha-ve-sinh-su-dung-intoc-04-keo-khang-nuoc-intoc | Chống thấm nhà vệ sinh sử dụng INTOC-04, Keo Kháng Nước Intoc |
https://athgroup.net/phuong-phap-chong-tham-san-nha-ve-sinh | Phương Pháp Chống Thấm Sàn Nhà Vệ Sinh – ATH Group |
https://athgroup.net/gi-set-la-gi | Gỉ sét là gì? Tác hại? Giải pháp phòng chống gỉ sét hiệu quả nhất! – ATH Group |
https://athgroup.net/cua-hang/sika-monotop-618-vn | Sika MonoTop 618 VN Vữa sửa chữa công nghệ cao – ATH Group |
https://athgroup.net/uu-nhuoc-diem-son-chong-tham-polyurethane | Ưu Nhược Điểm Sơn Chống Thấm POLYURETHANE – ATH Group |
https://athgroup.net/huong-dan-thi-cong-son-nuoc | Hướng Dẫn Thi Công Sơn Nước – ATH Group 0916.611.588 |
https://athgroup.net/mang-chong-tham-tu-dinh-la-gi | Màng Chống Thấm Tự Dính Là Gì ? – ATH Group Hotline: 0969.66.11.66 |